Kosy

Điều gì giúp bất động sản Thái Nguyên “bừng sáng” trên bản đồ khu vực phía Bắc?

Ngày 25/05/2021

Bất động sản công nghiệp thăng hoa

Với nền tảng là “thủ phủ công nghiệp của miền Bắc”, vị trí nằm tiếp giáp Thủ đô Hà Nội, hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, thuận lợi, cộng hưởng làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc cũng như tác động từ EVFTA, Thái Nguyên nhanh chóng trở thành điểm đến đầu tư nhiều tập đoàn tầm cỡ trong và ngoài nước.

Bất động sản công nghiệp Thái Nguyên có sức hút mạnh mẽ với nhà đầu tư.

Thời gian qua, thị trường bất động sản công nghiệp Thái Nguyên được xem như “được mùa” nhờ sự đổ bộ của hàng loạt các doanh nghiệp đầu tư từ nước ngoài, tiêu biểu như:  Samsung (Hàn Quốc), Alutec Vina (Hàn Quốc), nhà máy sản xuất vải áo sơ mi cao cấp của Hồng Kông, Glonics Vietnam (Hàn Quốc),…

Hiện tại, tỉnh Thái Nguyên có tổng số 160 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký đạt 8,5 tỷ USD. Chỉ trong năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 780.000 tỷ đồng (đứng thứ 4 cả nước), thu ngân sách đạt khoảng 15.550 tỷ đồng, gấp 2 lần so với đầu nhiệm kỳ.

Với hàng loạt dự án FDI cũ cùng xung lực từ các nhà đầu tư mới, thị trường bất động sản công nghiệp Thái Nguyên được nhận định sẽ cất cánh trong năm 2021 với sự xuất hiện nhiều “cá mập” đầu tư. Mới đây, AT&S – một công ty từ Áo cũng cho biết muốn đầu tư dự án gần 1,8 tỷ USD tại tỉnh.

Theo thông tin từ Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 14 dự án được cấp phép đầu tư mới. Trong đó, 4 dự án FDI và 10 dự án vốn đầu tư trong nước, với tổng số vốn đăng ký trên 347 triệu USD và trên 643 tỷ đồng.

Khi các khu bất động sản công nghiệp phát triển, hàng loạt các doanh nghiệp lớn về đầu tư quy tụ kéo theo lực lượng lao động chuyên môn cao, giới trí thức, chuyên gia về sinh sống, nhu cầu nhà ở tăng vọt. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng từ các khu công nghiệp cũng thúc đẩy thu nhập người dân chính địa phương tăng lên, đòi hỏi về cuộc sống chất lượng cao trở nên bức thiết.

Bất động sản thương mại liên tục “nổi sóng”

Nếu từ giai đoạn đầu năm 2020 trở về trước, số lượng dự án bất động sản đô thị với quy hoạch đồng bộ khang trang tại Thái Nguyên khá hiếm hoi bởi vấn đề siết chặt pháp lý thì đến cuối năm 2020, cú huých từ bất động sản công nghiệp và quy hoạch hạ tầng đã tạo đà cho bất động sản đô thị phát triển nở rộ. Thị trường trở nên phong phú với sự xuất hiện của các ông lớn như Vingroup, Kosy Group, Danko Group, Capital United, Phú Mỹ Hưng.

Năm 2021, bất động sản thương mại tại Thái Nguyên được tiên đoán là phát triển nhờ ảnh hưởng của “cơn sốt đất nền” chung tại các tỉnh vùng ven. Đặc biệt, quy hoạch ven sông Cầu mang đến tiềm năng lớn cho hàng loạt các dự án bất động sản xung quanh khu vực này.

Theo đó, tính đến năm 2035, TP. Thái Nguyên sẽ được điều chỉnh địa giới theo hướng mở rộng, lấy sông Cầu làm trục không gian chính. Trong tương lai sẽ có diện tích hơn 22.300 ha mở rộng thêm, kèm theo đó là hàng chuỗi các tòa cao ốc, đô thị khang trang, hiện đại được xây dựng.

Xu hướng chuyển dịch đô thị hóa về phía Đông theo quy hoạch ven sông Cầu thực sự đã làm cho bất động sản thương mại nơi đây “nổi sóng” suốt thời gian qua. Đơn cử có sự xuất hiện của dự án Kosy City Beat Thai Nguyen. Ngay khi ra mắt thị trường, dự án với định hướng trở thành khu đô thị giải trí đã lập tức gây sốt với tuyến phố thương mại sầm uất kết nối với khu đô thị ven sông Cầu…

Chia sẻ: